Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Học bổng của Qũy Phát triển quốc tế OPEC

Đơn vị cấp học bổng: Qũy Phát triển quốc tế của OPEC (OFID)
Đối tượng: Sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia đang phát triển có thể nộp hồ sơ học bổng này.
Số lượng: Khoảng 4 suất học bổng.
Thời hạn học bổng: Học bổng có giá trị trong toàn bộ thời gian học.
Giá trị học bổng: Học bổng có giá trị $50,000 bao gồm hỗ trợ toàn bộ học phí, tiền sinh hoạt hàng tháng, chi phí ăn ở, đi lại, bảo hiểm y tế, sách vở và trợ cấp kèm theo nếu ứng viên phải chuyển chỗ ở.
Lưu ý: Sau khi nộp hồ sơ học bổng, ứng viên sẽ được nhận 1 email tự động thông báo hồ sơ đã được tiếp nhận. Chỉ những ứng viên được nhận học bổng mới được thông báo về kết quả học bổng vào ngày 02/06/2016.

Yêu cầu:

Có độ tuổi từ 23-32 tại thời điểm nộp hồ sơ.
Ứng viên phải hoàn tất hoặc sắp sửa hoàn tất văn bằng đại học của họ với một bằng tốt nghiệp Cử nhân từ một trường đại học được công nhận trên thế giới hoặc tương đương.
Phải có điểm trung bình tích lũy tối thiểu 3.0/4.0 hoặc cao hơn, hoặc tương đương.
Phải được trúng tuyển vào một trường đại học được công nhận trong năm học sắp tới bắt đầu từ tháng 08 hoặc tháng 09 năm 2016, và phải duy trì tình trạng sinh viên toàn thời gian trong suốt thời gian học Thạc sĩ.
Phải là công dân của một quốc gia đang phát triển (trừ các nước thành viên OFID)
Phải chọn một đề tài nghiên cứu có gắn liền với nhiệm vụ cốt lõi của OFID, chẳng hạn như: kinh tế phát triển (xóa đói giảm nghèo, năng lượng và phát triển bền vững), môi trường (sa mạc), hoặc các lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan khác.
Thời hạn nhận hồ sơ: 01/05/2016
Phương thức nạp đơn: Ứng viên đăng kí học bổng trực tuyến tại đây: link 

Các bước thực hiện:

Ứng viên kiểm tra yêu cầu tuyển chọn của chương trình học bổng để xem liệu mình có đủ điều kiện tham gia đăng kí học bổng được không.
Đăng kí tài khoản bằng địa chỉ email của mình tại Cổng thông tin học bổng theo địa chỉ website ở phía trên.
Sau khi đăng kí tài khoản xong, ứng viên sẽ được điền vào mẫu đơn đăng kí học bổng. Ứng viên có thể tùy chỉnh và thay đổi nội dung bất cứ khi nào, cho đến khi hoàn tất việc nộp đơn. Lới khuyên là ứng viên nên lưu các nội dung của mình sau khi nhập để tránh bị mất thông tin.
Ứng viên cũng cần tải lên các tài liệu cần thiết khác cho việc xét duyệt học bổng, bao gồm: Sơ yếu lí lịch (CV), 2 thư giới thiệu, bằng tốt nghiệp/bảng điểm Cử nhân, thư chấp nhận theo học của 1 chương trình đào tạo Sau Đại học và cuối cùng là bài luận cá nhân.
Ứng viên hoàn tất việc đăng kí. Sau khi hoàn tất việc đăng kí, ứng viên sẽ không thể chỉnh sửa bất kì điều gì thêm.

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Ba lưu ý khi học tiếng Anh cấp tốc trước khi đi du học


Du học tại những nước khi mà tiếng Anh trở thành ngôn ngữ phổ thông thì việc hạn hẹp về khả năng ngôn ngữ chẳng khác nào biến bạn thành người thừa. Chính vì thế, vấn đề học tiếng Anh cấp tốc trước khi du học đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hãy cùng tham khảo một số bí quyết dưới đây để học tiếng Anh hiệu quả và “cấp tốc hơn” các bạn nhé.


"Lên dây cót"
Khi bạn còn đang ngập trong một mớ rắc rối về vấn đề: Học tiếng Anh ở đâu, như thế nào thì đừng vội lao đầu ngay vào việc học hay tìm kiếm những trung tâm học tiếng Anh. Hãy dành một chút thời gian để xem xét lại năng lực thật sự của bản thân. Bạn chỉ có thể nâng cao năng lực của bản thân khi bạn biết trình độ của mình ở mức nào.

Việc mà bạn nên làm trước tiên là tiến hành các bài test tổng hợp các kĩ năng một vài lần. Sau khi biết được kết quả bạn sẽ nhận ra mình yếu kém ở kĩ năng nào để bổ sung và hoàn thiện. Một điều hết sức lý thú là trong quá trình rèn luyện kỹ năng này thì vô hình chung bạn cũng được nâng cao các kỹ năng khác. Giả dụ khi bạn làm bài nghe, bạn không chỉ tiếp thu được thêm kinh nghiệm trong khả năng giao tiếp với người nước ngoài mà vốn từ của bạn sẽ tăng lên một cách đáng kể.

Và một khi biết chính xác trình độ của bản thân thì hãy xác định mục tiêu cụ thể: Bạn cần làm gì? Học những gì và bắt đầu từ đâu? Sau khi trả lời được những câu hỏi này thì những rắc rối của bạn đã được giải quyết.

Điều quan trọng tiếp theo là xác định phương pháp và lên thời gian biểu học Anh ngữ cho mình. “Lên dây cót” một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo được sự chắc chắn, bạn sẽ có nhiều thời gian để nâng cao khả năng tiếng Anh của bản thân.



Lắng nghe cơ thể bạn

Kể cả khi bạn có khâu chuẩn bị kĩ lưỡng và tốt đến mấy thì stress vẫn là vấn đề không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, bạn hãy đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của mình trước khi bước vào một quá trình rèn luyện căng thẳng. Nên ăn uống đủ bữa, đủ chất, uống nhiều nước để đảm bảo cho quá trình hoạt động của cơ thể.

Tranh thủ tập các động tác thể dục và hít thở thật sâu khi bạn thấy mệt mỏi. Tránh đi ngủ quá muộn sẽ dẫn tới hại thần kinh và gây trì trệ đầu óc trong ngày hôm sau. Không nên tham lam học quá nhiều tiếng mỗi ngày. Thay vì việc thức khuya thì việc đi ngủ đúng giờ sẽ giúp tinh thần bạn sảng khoái hơn vào hôm sau.

Rèn luyện 4 kĩ năng

Nghe, nói là hai kĩ năng có thể luyện một các cấp tốc cho hiệu quả rõ rệt nhất. Tùy nơi bạn chọn học mà chọn lọc việc nghe giọng tại địa phương đó ví dụ giọng Anh - Mỹ thì khách với Anh - Anh, giọng London khác với Liverhool hay Manchester. Việc tập nghe giọng địa phương sẽ giúp bạn bớt "shock" khi nghe giảng.

Mặc dù kỹ năng nghe và nói luôn đi kèm với nhau nhưng không có nghĩa là bạn nên học nói như người địa phương. Bạn nên học ngữ âm tiếng Anh chuẩn quốc tế (như trên BBC hay CNN). Bên cạnh đó đừng cố gắng quá mức để bắt chước “giọng” (accent) địa phương. Accent và pronunciation (phát âm) là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau, bạn không nên nhầm lẫn. Người bản xứ tôn trọng bạn không phải vì bạn có “giọng” giống họ mà là vì bạn nói trôi chảy và phát âm chuẩn. Đừng lo lắng và tự ti khi bạn không nói giọng Anh hay Mỹ, hãy tự hào vì bạn có phong cách nói của riêng mình.


Nghe là một kĩ năng đặc biệt quan trọng

Ngoài ra khi luyện nói bạn hãy cố gắng tạo sự tự tin và thêm kinh nghiệm cho mình bằng các mẹo nhỏ như: Tập phát âm qua cách nghe băng, nghe nhạc rồi hát và nói theo, chú ý học cách nối đuôi, lên giọng và xuống giọng theo cảm xúc khi nói. Trò chuyện với bạn bè hay thầy cô,…bằng tiếng Anh và tốt hơn hết là tìm cách giao tiếp với người nước ngoài. Một cách khác dễ dàng và tăng sự tự tin của bản thân là đứng trước gương và thử nói chuyện với chính mình về tất cả vấn đề mà bạn quan tâm như: thời trang, ăn uống, xã hội…

Trái ngược với nghe, nói thì đọc, viết là hai kĩ năng khó luyện cấp tốc nhất. Một nghiên cứu cho thấy, việc đọc báo và tin tức sẽ nâng cao trình độ tiếng Anh của bạn nhanh chóng hơn việc đọc tài liệu và truyện bằng tiếng Anh. Nó không chỉ giúp bạn nâng cao vốn từ và hiểu biết của nhiều lĩnh vực mà còn giúp bạn giao lưu tốt hơn. Rất nhiều bạn sinh viên có hiểu biết rộng về các chủ đề nhưng không tìm được cách diễn đạt hoặc không đủ từ vựng để tham gia và bỏ lỡ mất cơ hội giao lưu với bạn bè quốc tế.

Viết, tóm tắt lại và nêu quan điểm/ nhận xét của bạn về những thông tin bạn vừa đọc. Điều này sẽ giúp bạn ôn lại từ mới vừa đọc, tư duy bằng tiếng Anh và đặc biệt là giúp bạn nâng cao khả năng viết phản biện (critical writing) rất quan trọng để viết luận sau này.

Trước khi định nêu lên quan điểm của mình, bạn hãy thử hình thành ngôn ngữ diễn tả bằng Anh ngữ trong đầu. Điều này rất thú vị bởi nó sẽ giúp toàn bộ vốn từ của bạn trở thành “từ điển sống”, khả năng vận động từ ngữ trong giao tiếp của bạn sẽ năng động và linh hoạt hơn.

Chúc các bạn thành công!

http://www.tienganhvui.com/ )