Bookmarks
Archive
Categories
Du học Canada
(2)
Du học Mỹ
(2)
Du học Thụy Sỹ
(2)
học bổng
(2)
Cesar Ritz Switzerland
(1)
Du học Úc
(1)
Hoc bổng
(1)
Học anh văn
(1)
Học đại học ở Mỹ
(1)
Lối Sống
(1)
MBA
(1)
OPEC
(1)
Visa du học
(1)
Wisconsin-Stevens Point
(1)
du học sinh
(1)
học tiếng Anh
(1)
quản trị khách sạn
(1)
sinh viên Việt
(1)
Điều kiện du học
(1)
Đại học Queensland
(1)
Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020
12 điều bạn nên làm khi phỏng vấn xin Visa du học Mỹ
Nhiều bạn có ý định du học Mỹ nhưng lại “chùn chân” khi gặp khó khăn trong khâu phỏng vấn visa. Dưới đây là tổng hợp các thông tin, kinh nghiệm của những người đi trước và những điều sinh viên cần lưu ý khi đi phỏng vấn xin visa du học mỹ.
1. Tư tưởng thoải mái: Xác định rõ đối tượng mình sẽ tiếp xúc là viên chức Mỹ, chịu trách nhiệm phỏng vấn visa, sẽ hỏi mình những câu liên quan đến học tập, tài chính, dự định tương lai… bằng tiếng Việt (hầu hết các viên chức visa Mỹ đều thành thục tiếng Việt) hoăc tiếng Anh trong thời gian rất ngắn (3-5-10 phút).
Chắc chắn là họ không “ăn thịt” mình, không theo kiểu “hỏi xoáy đáp xoay”…và cuối cùng là, thua keo này bày keo khác, du học nước khác… Khi xác định được như thế, bạn sẽ thoải mái về tư tưởng để “chiến đấu” một cách tự tin.
2. Đứng đắn chỉnh tề: Trang phục lịch sự để tạo ấn tượng tốt. Bạn biết rõ là ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn sẽ có rất ít thời gian để trao đổi với các viên chức phỏng vấn- là những người thường chỉ có một vài phút để tiến hành quá trình phỏng vấn bạn và đưa ra quyết định.
3. Cung cấp thông tin nhanh chóng và đầy đủ: Nếu bạn không thể trả lời các câu hỏi bằng tiếng Anh, hãy đề nghị được nói bằng tiếng Việt, hoặc dùng phiên dịch viên, để bạn có thể trình trình bày rõ ràng, xúc tích, chính xác nhất.
4. Nắm rõ và trình bày tốt mục tiêu học tập cụ thể của bạn tại Mỹ.
Hãy nêu kế hoạch học tập của bạn một cách ngắn gọn và rõ ràng. Các viên chức phòng thị thực muốn nghe những câu trả lời chân thành và cụ thể. Họ thường phản ứng không thuận lợi với những đương đơn trả lời mơ hồ, trả lời theo kiểu thuộc lòng, hoặc có những nhận xét cường điệu về sự vĩ đại và tuyệt vời của Mỹ.
5. Có định hướng rõ ràng về mục tiêu học tập chuyên môn cụ thể nào đó.
Hãy chuẩn bị để giải thích lý do tại sao bạn chọn học trường này, ngành này tại Mỹ thay vì học tại Việt Nam. Hãy trình bày rõ học ngành này là học về những gì, những cái lợi mà bạn sẽ có được khi học ở Mỹ, thay vì học ở Việt Nam, dự định sau khi học xong, mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bạn tại Việt Nam…
6. Trình bày kế hoạch học tập tổng thể tại Mỹ và vì sao chọn kế hoach đó.
Có thể bạn sang Mỹ học theo dạng package tiếng Anh+ cao đẳng/ đại học/ sau đại học; cũng có thể bạn sang Mỹ chỉ để học tiếng Anh…
Nếu bạn sang Mỹ để học tiếng Anh rồi học lên một chương trình chuyên môn nào đó, bạn cần giải thích toàn bộ chương trình học tập của bạn: bắt đầu từ khi nào, kết thúc khi nào, kết thúc chương trình học rồi thì thế nào, vì sao lại chọn Mỹ để học chứ không phải Việt Nam, Anh, Canada…dự định về chỗ ở tron khi học, đi lại, tài chính cho du học như thế nào, đã chuẩn bị gì cho cuộc sống xa nhà… Lưu ý rằng loại câu trả lời như: “Học tại Mỹ là tốt nhất”, “Mỹ là nước phát triển…” không phải là câu trả lời có giá trị cao, mà bạn cần cho biết các lý do vững chắc là tại sao học ở Mỹ lại tốt hơn.
7. Chứng minh bạn sẽ quay về nước sau khi học xong
Nếu bạn sẽ trở về nước để hoàn thành việc học tập ở đại học sau khi học tiếng Anh tại Hoa Kỳ, hãy mang theo bằng chứng của tình trạng sinh viên của bạn ở nước bạn: ví dụ: xác nhận đang là sinh viên/ học sinh/ công chức tại Việt Nam, xác nhận được tham gia học tại Mỹ trong một thời gian rồi sau đó trường học/ cơ quan sẽ nhận lại bạn, thư mời từ tổ chức, các nhân các giáo sư…về việc học tại Mỹ là có thời hạn và có điều kiện…
Học sinh, sinh viên trẻ thường không chắc chắn lắm về tương lai của mình, tuy nhiên, nếu bạn tỏ ra thiếu chắc chắn về kế hoạch học tập, ăn ở của bản thân tại Mỹ, thì trong đa số các trường hợp, viên chức thị thực có thể nghĩ rằng bạn muốn đến Mỹ vì lý do khác hơn là để học tập, vì vậy, bạn cần chuẩn bị thông tin tốt cho mình để trả lời.
8. Học lực của bạn dưới mức trung bình, bạn nên chuẩn bị để giải thích là sẽ làm gì để thành công tại Hoa Kỳ.
Bạn có thể nêu lý do vì sao điểm học tập của bạn tại Việt Nam không cao (bị ốm, người thân qua đời, bị tai nạn, các lý do khác…), hoặc mặc dù điểm của bạn không cao nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu đầu vào của trường X nào đó, vì các lý do cụ thể nào đó… hoặc bạn nên có thư của hiệu trưởng hoặc giáo viên nhà trường cũ, hoặc thư từ trường bạn sắp sửa theo học tại Mỹ nhận xét rằng đề xuất về chương trình học tập ở Mỹ cho bạn là hợp lý và giải thích về triển vọng thành công trong học tập của bạn tại Mỹ.
9. Tài chính minh bạch và đầy đủ.
Hồ sơ xin visa du học đươc đánh giá cao khi có thông tin tài chính đầy đủ, rõ ràng, kiểm chứng được, có nguồn gốc rõ ràng và đủ mạnh để nuôi bạn du học và nuôi những người còn lại tại Việt Nam, thể hiện qua sổ tiết kiệm và thu nhập bình quân/ tháng hoăc năm. Người bảo trợ tài chính cho bạn có thể là cơ quan, tổ chức bạn đang làm việc, hoặc người thân trong gia đình. Những người bảo trợ tài chính này cần đưa ra các xác nhận việc làm- thu nhập của họ, các nguồn tài chính từ đâu ra, đã lâu năm chưa, qúa trình tích lũy… Khi các viên chức thị thực thấy có thông tin mâu thuẫn hoặc không hợp lý, họ sẽ không cấp thị thực.
10. “Ý định trở về”: Lý do phổ biến nhất khiến nhiều sinh viên bị từ chối cấp visa là đương đơn đã không chứng minh được cho viên chức thị thực rằng họ sẽ trở về nước sau khi hoàn tất việc học tại Mỹ, tức là không thỏa mãn được Điều khoản 214. b trong luật di trú Mỹ. Để xác định “ý định trở về” của bạn, viên chức thị thực sẽ hỏi bạn các câu hỏi về những mối quan hệ ràng buộc của bạn với đất nước và về các kế hoạch học tập của bạn, từ đó ý định bạn “tiềm năng” ở lại hay không ở lại.
Vì vậy, chuẩn bị hồ sơ xin phỏng vấn visa một các đầy đủ là rất quan trọng, để chứng tỏ bạn là người quan tâm đến việc học của mình một cách nghiêm túc, nhưng chuẩn bị kiến thức trong đầu và kỹ năng trả lời phỏng vấn còn quan trọng hơn, do đó là sự thể hiện ra bên ngoài cái con người bên trong của bạn. Thật khó để nói với bạn một cách đầy đủ theo một format chung là phải thế này…thế này…vì mỗi hoàn cảnh học sinh là khác nhau, bạn và các chuyên viên tư vấn du học của bạn cần work out giải pháp chi tiết cho trường hợp cụ thể của bạn.
11. Nếu bạn bị từ chối thị thực, có một số điều bạn có thể làm để đảo ngược việc bác hồ sơ.
Bạn có thể khiếu nại về quyết định này. Trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ cần cung cấp tài liệu bổ sung mà không được trình bày với đơn xin ban đầu. Fax hoặc e-mail do trường học của bạn tại Hoa Kỳ gửi cho Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán ở thành phố của bạn trong đó có thông tin chi tiết về trình độ và khả năng của bạn và yêu cầu xin xét lại, có thể hữu ích cho việc kháng kiện thành công.
Các bản fax cần gửi thẳng cho Chánh Phòng Thị thực tại Lãnh sự quán nơi bạn nộp đơn. Số fax và điện thoại có trên trang mạng Bộ Ngoại giao tại http://usembassy.state.gov. Trong một số trường hợp, viên chức cấp thị thực có thể yêu cầu thêm thông tin chẳng hạn như là bằng chứng của việc làm, hoặc quyền sở hữu nhà hoặc cơ sở kinh doanh. Bạn phải đáp ứng các thông tin yêu cầu này.
12. Cuối cùng: một công ty tư vấn du học tốt và có kinh nghiệm hoàn toàn có thể giúp bạn chuẩn bị những thông tin trên một cách hiệu quả. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của bạn về học tập, tài chính…, các tư vấn viên sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từ lời ăn, tiếng nói, đi đứng, cách trả lời, rà soát hồ sơ…
Theo: Thủ tục du học
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét