Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

12 điều bạn nên làm khi phỏng vấn xin Visa du học Mỹ


Nhiều bạn có ý định du học Mỹ nhưng lại “chùn chân” khi gặp khó khăn trong khâu phỏng vấn visa. Dưới đây là tổng hợp các thông tin, kinh nghiệm của những người đi trước và những điều sinh viên cần lưu ý khi đi phỏng vấn xin visa du học mỹ.

1. Tư tưởng thoải mái: Xác định rõ đối tượng mình sẽ tiếp xúc là viên chức Mỹ, chịu trách nhiệm phỏng vấn visa, sẽ hỏi mình những câu liên quan đến học tập, tài chính, dự định tương lai… bằng tiếng Việt (hầu hết các viên chức visa Mỹ đều thành thục tiếng Việt) hoăc tiếng Anh trong thời gian rất ngắn (3-5-10 phút).

Chắc chắn là họ không “ăn thịt” mình, không theo kiểu “hỏi xoáy đáp xoay”…và cuối cùng là, thua keo này bày keo khác, du học nước khác… Khi xác định được như thế, bạn sẽ thoải mái về tư tưởng để “chiến đấu” một cách tự tin.

2. Đứng đắn chỉnh tề: Trang phục lịch sự để tạo ấn tượng tốt. Bạn biết rõ là ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn sẽ có rất ít thời gian để trao đổi với các viên chức phỏng vấn- là những người thường chỉ có một vài phút để tiến hành quá trình phỏng vấn bạn và đưa ra quyết định.

3. Cung cấp thông tin nhanh chóng và đầy đủ: Nếu bạn không thể trả lời các câu hỏi bằng tiếng Anh, hãy đề nghị được nói bằng tiếng Việt, hoặc dùng phiên dịch viên, để bạn có thể trình trình bày rõ ràng, xúc tích, chính xác nhất.

4. Nắm rõ và trình bày tốt mục tiêu học tập cụ thể của bạn tại Mỹ.

Hãy nêu kế hoạch học tập của bạn một cách ngắn gọn và rõ ràng. Các viên chức phòng thị thực muốn nghe những câu trả lời chân thành và cụ thể. Họ thường phản ứng không thuận lợi với những đương đơn trả lời mơ hồ, trả lời theo kiểu thuộc lòng, hoặc có những nhận xét cường điệu về sự vĩ đại và tuyệt vời của Mỹ.

5. Có định hướng rõ ràng về mục tiêu học tập chuyên môn cụ thể nào đó.

Hãy chuẩn bị để giải thích lý do tại sao bạn chọn học trường này, ngành này tại Mỹ thay vì học tại Việt Nam. Hãy trình bày rõ học ngành này là học về những gì, những cái lợi mà bạn sẽ có được khi học ở Mỹ, thay vì học ở Việt Nam, dự định sau khi học xong, mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bạn tại Việt Nam…

6. Trình bày kế hoạch học tập tổng thể tại Mỹ và vì sao chọn kế hoach đó.

Có thể bạn sang Mỹ học theo dạng package tiếng Anh+ cao đẳng/ đại học/ sau đại học; cũng có thể bạn sang Mỹ chỉ để học tiếng Anh…

Nếu bạn sang Mỹ để học tiếng Anh rồi học lên một chương trình chuyên môn nào đó, bạn cần giải thích toàn bộ chương trình học tập của bạn: bắt đầu từ khi nào, kết thúc khi nào, kết thúc chương trình học rồi thì thế nào, vì sao lại chọn Mỹ để học chứ không phải Việt Nam, Anh, Canada…dự định về chỗ ở tron khi học, đi lại, tài chính cho du học như thế nào, đã chuẩn bị gì cho cuộc sống xa nhà… Lưu ý rằng loại câu trả lời như: “Học tại Mỹ là tốt nhất”, “Mỹ là nước phát triển…” không phải là câu trả lời có giá trị cao, mà bạn cần cho biết các lý do vững chắc là tại sao học ở Mỹ lại tốt hơn.

7. Chứng minh bạn sẽ quay về nước sau khi học xong

Nếu bạn sẽ trở về nước để hoàn thành việc học tập ở đại học sau khi học tiếng Anh tại Hoa Kỳ, hãy mang theo bằng chứng của tình trạng sinh viên của bạn ở nước bạn: ví dụ: xác nhận đang là sinh viên/ học sinh/ công chức tại Việt Nam, xác nhận được tham gia học tại Mỹ trong một thời gian rồi sau đó trường học/ cơ quan sẽ nhận lại bạn, thư mời từ tổ chức, các nhân các giáo sư…về việc học tại Mỹ là có thời hạn và có điều kiện…

Học sinh, sinh viên trẻ thường không chắc chắn lắm về tương lai của mình, tuy nhiên, nếu bạn tỏ ra thiếu chắc chắn về kế hoạch học tập, ăn ở của bản thân tại Mỹ, thì trong đa số các trường hợp, viên chức thị thực có thể nghĩ rằng bạn muốn đến Mỹ vì lý do khác hơn là để học tập, vì vậy, bạn cần chuẩn bị thông tin tốt cho mình để trả lời.

8. Học lực của bạn dưới mức trung bình, bạn nên chuẩn bị để giải thích là sẽ làm gì để thành công tại Hoa Kỳ.

Bạn có thể nêu lý do vì sao điểm học tập của bạn tại Việt Nam không cao (bị ốm, người thân qua đời, bị tai nạn, các lý do khác…), hoặc mặc dù điểm của bạn không cao nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu đầu vào của trường X nào đó, vì các lý do cụ thể nào đó… hoặc bạn nên có thư của hiệu trưởng hoặc giáo viên nhà trường cũ, hoặc thư từ trường bạn sắp sửa theo học tại Mỹ nhận xét rằng đề xuất về chương trình học tập ở Mỹ cho bạn là hợp lý và giải thích về triển vọng thành công trong học tập của bạn tại Mỹ.

9. Tài chính minh bạch và đầy đủ.

Hồ sơ xin visa du học đươc đánh giá cao khi có thông tin tài chính đầy đủ, rõ ràng, kiểm chứng được, có nguồn gốc rõ ràng và đủ mạnh để nuôi bạn du học và nuôi những người còn lại tại Việt Nam, thể hiện qua sổ tiết kiệm và thu nhập bình quân/ tháng hoăc năm. Người bảo trợ tài chính cho bạn có thể là cơ quan, tổ chức bạn đang làm việc, hoặc người thân trong gia đình. Những người bảo trợ tài chính này cần đưa ra các xác nhận việc làm- thu nhập của họ, các nguồn tài chính từ đâu ra, đã lâu năm chưa, qúa trình tích lũy… Khi các viên chức thị thực thấy có thông tin mâu thuẫn hoặc không hợp lý, họ sẽ không cấp thị thực.

10. “Ý định trở về”: Lý do phổ biến nhất khiến nhiều sinh viên bị từ chối cấp visa là đương đơn đã không chứng minh được cho viên chức thị thực rằng họ sẽ trở về nước sau khi hoàn tất việc học tại Mỹ, tức là không thỏa mãn được Điều khoản 214. b trong luật di trú Mỹ. Để xác định “ý định trở về” của bạn, viên chức thị thực sẽ hỏi bạn các câu hỏi về những mối quan hệ ràng buộc của bạn với đất nước và về các kế hoạch học tập của bạn, từ đó ý định bạn “tiềm năng” ở lại hay không ở lại.

Vì vậy, chuẩn bị hồ sơ xin phỏng vấn visa một các đầy đủ là rất quan trọng, để chứng tỏ bạn là người quan tâm đến việc học của mình một cách nghiêm túc, nhưng chuẩn bị kiến thức trong đầu và kỹ năng trả lời phỏng vấn còn quan trọng hơn, do đó là sự thể hiện ra bên ngoài cái con người bên trong của bạn. Thật khó để nói với bạn một cách đầy đủ theo một format chung là phải thế này…thế này…vì mỗi hoàn cảnh học sinh là khác nhau, bạn và các chuyên viên tư vấn du học của bạn cần work out giải pháp chi tiết cho trường hợp cụ thể của bạn.

11. Nếu bạn bị từ chối thị thực, có một số điều bạn có thể làm để đảo ngược việc bác hồ sơ.

Bạn có thể khiếu nại về quyết định này. Trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ cần cung cấp tài liệu bổ sung mà không được trình bày với đơn xin ban đầu. Fax hoặc e-mail do trường học của bạn tại Hoa Kỳ gửi cho Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán ở thành phố của bạn trong đó có thông tin chi tiết về trình độ và khả năng của bạn và yêu cầu xin xét lại, có thể hữu ích cho việc kháng kiện thành công.

Các bản fax cần gửi thẳng cho Chánh Phòng Thị thực tại Lãnh sự quán nơi bạn nộp đơn. Số fax và điện thoại có trên trang mạng Bộ Ngoại giao tại http://usembassy.state.gov. Trong một số trường hợp, viên chức cấp thị thực có thể yêu cầu thêm thông tin chẳng hạn như là bằng chứng của việc làm, hoặc quyền sở hữu nhà hoặc cơ sở kinh doanh. Bạn phải đáp ứng các thông tin yêu cầu này.

12. Cuối cùng: một công ty tư vấn du học tốt và có kinh nghiệm hoàn toàn có thể giúp bạn chuẩn bị những thông tin trên một cách hiệu quả. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của bạn về học tập, tài chính…, các tư vấn viên sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từ lời ăn, tiếng nói, đi đứng, cách trả lời, rà soát hồ sơ…

Theo: Thủ tục du học

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Học bổng của Qũy Phát triển quốc tế OPEC

Đơn vị cấp học bổng: Qũy Phát triển quốc tế của OPEC (OFID)
Đối tượng: Sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia đang phát triển có thể nộp hồ sơ học bổng này.
Số lượng: Khoảng 4 suất học bổng.
Thời hạn học bổng: Học bổng có giá trị trong toàn bộ thời gian học.
Giá trị học bổng: Học bổng có giá trị $50,000 bao gồm hỗ trợ toàn bộ học phí, tiền sinh hoạt hàng tháng, chi phí ăn ở, đi lại, bảo hiểm y tế, sách vở và trợ cấp kèm theo nếu ứng viên phải chuyển chỗ ở.
Lưu ý: Sau khi nộp hồ sơ học bổng, ứng viên sẽ được nhận 1 email tự động thông báo hồ sơ đã được tiếp nhận. Chỉ những ứng viên được nhận học bổng mới được thông báo về kết quả học bổng vào ngày 02/06/2016.

Yêu cầu:

Có độ tuổi từ 23-32 tại thời điểm nộp hồ sơ.
Ứng viên phải hoàn tất hoặc sắp sửa hoàn tất văn bằng đại học của họ với một bằng tốt nghiệp Cử nhân từ một trường đại học được công nhận trên thế giới hoặc tương đương.
Phải có điểm trung bình tích lũy tối thiểu 3.0/4.0 hoặc cao hơn, hoặc tương đương.
Phải được trúng tuyển vào một trường đại học được công nhận trong năm học sắp tới bắt đầu từ tháng 08 hoặc tháng 09 năm 2016, và phải duy trì tình trạng sinh viên toàn thời gian trong suốt thời gian học Thạc sĩ.
Phải là công dân của một quốc gia đang phát triển (trừ các nước thành viên OFID)
Phải chọn một đề tài nghiên cứu có gắn liền với nhiệm vụ cốt lõi của OFID, chẳng hạn như: kinh tế phát triển (xóa đói giảm nghèo, năng lượng và phát triển bền vững), môi trường (sa mạc), hoặc các lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan khác.
Thời hạn nhận hồ sơ: 01/05/2016
Phương thức nạp đơn: Ứng viên đăng kí học bổng trực tuyến tại đây: link 

Các bước thực hiện:

Ứng viên kiểm tra yêu cầu tuyển chọn của chương trình học bổng để xem liệu mình có đủ điều kiện tham gia đăng kí học bổng được không.
Đăng kí tài khoản bằng địa chỉ email của mình tại Cổng thông tin học bổng theo địa chỉ website ở phía trên.
Sau khi đăng kí tài khoản xong, ứng viên sẽ được điền vào mẫu đơn đăng kí học bổng. Ứng viên có thể tùy chỉnh và thay đổi nội dung bất cứ khi nào, cho đến khi hoàn tất việc nộp đơn. Lới khuyên là ứng viên nên lưu các nội dung của mình sau khi nhập để tránh bị mất thông tin.
Ứng viên cũng cần tải lên các tài liệu cần thiết khác cho việc xét duyệt học bổng, bao gồm: Sơ yếu lí lịch (CV), 2 thư giới thiệu, bằng tốt nghiệp/bảng điểm Cử nhân, thư chấp nhận theo học của 1 chương trình đào tạo Sau Đại học và cuối cùng là bài luận cá nhân.
Ứng viên hoàn tất việc đăng kí. Sau khi hoàn tất việc đăng kí, ứng viên sẽ không thể chỉnh sửa bất kì điều gì thêm.

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Ba lưu ý khi học tiếng Anh cấp tốc trước khi đi du học


Du học tại những nước khi mà tiếng Anh trở thành ngôn ngữ phổ thông thì việc hạn hẹp về khả năng ngôn ngữ chẳng khác nào biến bạn thành người thừa. Chính vì thế, vấn đề học tiếng Anh cấp tốc trước khi du học đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hãy cùng tham khảo một số bí quyết dưới đây để học tiếng Anh hiệu quả và “cấp tốc hơn” các bạn nhé.


"Lên dây cót"
Khi bạn còn đang ngập trong một mớ rắc rối về vấn đề: Học tiếng Anh ở đâu, như thế nào thì đừng vội lao đầu ngay vào việc học hay tìm kiếm những trung tâm học tiếng Anh. Hãy dành một chút thời gian để xem xét lại năng lực thật sự của bản thân. Bạn chỉ có thể nâng cao năng lực của bản thân khi bạn biết trình độ của mình ở mức nào.

Việc mà bạn nên làm trước tiên là tiến hành các bài test tổng hợp các kĩ năng một vài lần. Sau khi biết được kết quả bạn sẽ nhận ra mình yếu kém ở kĩ năng nào để bổ sung và hoàn thiện. Một điều hết sức lý thú là trong quá trình rèn luyện kỹ năng này thì vô hình chung bạn cũng được nâng cao các kỹ năng khác. Giả dụ khi bạn làm bài nghe, bạn không chỉ tiếp thu được thêm kinh nghiệm trong khả năng giao tiếp với người nước ngoài mà vốn từ của bạn sẽ tăng lên một cách đáng kể.

Và một khi biết chính xác trình độ của bản thân thì hãy xác định mục tiêu cụ thể: Bạn cần làm gì? Học những gì và bắt đầu từ đâu? Sau khi trả lời được những câu hỏi này thì những rắc rối của bạn đã được giải quyết.

Điều quan trọng tiếp theo là xác định phương pháp và lên thời gian biểu học Anh ngữ cho mình. “Lên dây cót” một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo được sự chắc chắn, bạn sẽ có nhiều thời gian để nâng cao khả năng tiếng Anh của bản thân.



Lắng nghe cơ thể bạn

Kể cả khi bạn có khâu chuẩn bị kĩ lưỡng và tốt đến mấy thì stress vẫn là vấn đề không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, bạn hãy đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của mình trước khi bước vào một quá trình rèn luyện căng thẳng. Nên ăn uống đủ bữa, đủ chất, uống nhiều nước để đảm bảo cho quá trình hoạt động của cơ thể.

Tranh thủ tập các động tác thể dục và hít thở thật sâu khi bạn thấy mệt mỏi. Tránh đi ngủ quá muộn sẽ dẫn tới hại thần kinh và gây trì trệ đầu óc trong ngày hôm sau. Không nên tham lam học quá nhiều tiếng mỗi ngày. Thay vì việc thức khuya thì việc đi ngủ đúng giờ sẽ giúp tinh thần bạn sảng khoái hơn vào hôm sau.

Rèn luyện 4 kĩ năng

Nghe, nói là hai kĩ năng có thể luyện một các cấp tốc cho hiệu quả rõ rệt nhất. Tùy nơi bạn chọn học mà chọn lọc việc nghe giọng tại địa phương đó ví dụ giọng Anh - Mỹ thì khách với Anh - Anh, giọng London khác với Liverhool hay Manchester. Việc tập nghe giọng địa phương sẽ giúp bạn bớt "shock" khi nghe giảng.

Mặc dù kỹ năng nghe và nói luôn đi kèm với nhau nhưng không có nghĩa là bạn nên học nói như người địa phương. Bạn nên học ngữ âm tiếng Anh chuẩn quốc tế (như trên BBC hay CNN). Bên cạnh đó đừng cố gắng quá mức để bắt chước “giọng” (accent) địa phương. Accent và pronunciation (phát âm) là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau, bạn không nên nhầm lẫn. Người bản xứ tôn trọng bạn không phải vì bạn có “giọng” giống họ mà là vì bạn nói trôi chảy và phát âm chuẩn. Đừng lo lắng và tự ti khi bạn không nói giọng Anh hay Mỹ, hãy tự hào vì bạn có phong cách nói của riêng mình.


Nghe là một kĩ năng đặc biệt quan trọng

Ngoài ra khi luyện nói bạn hãy cố gắng tạo sự tự tin và thêm kinh nghiệm cho mình bằng các mẹo nhỏ như: Tập phát âm qua cách nghe băng, nghe nhạc rồi hát và nói theo, chú ý học cách nối đuôi, lên giọng và xuống giọng theo cảm xúc khi nói. Trò chuyện với bạn bè hay thầy cô,…bằng tiếng Anh và tốt hơn hết là tìm cách giao tiếp với người nước ngoài. Một cách khác dễ dàng và tăng sự tự tin của bản thân là đứng trước gương và thử nói chuyện với chính mình về tất cả vấn đề mà bạn quan tâm như: thời trang, ăn uống, xã hội…

Trái ngược với nghe, nói thì đọc, viết là hai kĩ năng khó luyện cấp tốc nhất. Một nghiên cứu cho thấy, việc đọc báo và tin tức sẽ nâng cao trình độ tiếng Anh của bạn nhanh chóng hơn việc đọc tài liệu và truyện bằng tiếng Anh. Nó không chỉ giúp bạn nâng cao vốn từ và hiểu biết của nhiều lĩnh vực mà còn giúp bạn giao lưu tốt hơn. Rất nhiều bạn sinh viên có hiểu biết rộng về các chủ đề nhưng không tìm được cách diễn đạt hoặc không đủ từ vựng để tham gia và bỏ lỡ mất cơ hội giao lưu với bạn bè quốc tế.

Viết, tóm tắt lại và nêu quan điểm/ nhận xét của bạn về những thông tin bạn vừa đọc. Điều này sẽ giúp bạn ôn lại từ mới vừa đọc, tư duy bằng tiếng Anh và đặc biệt là giúp bạn nâng cao khả năng viết phản biện (critical writing) rất quan trọng để viết luận sau này.

Trước khi định nêu lên quan điểm của mình, bạn hãy thử hình thành ngôn ngữ diễn tả bằng Anh ngữ trong đầu. Điều này rất thú vị bởi nó sẽ giúp toàn bộ vốn từ của bạn trở thành “từ điển sống”, khả năng vận động từ ngữ trong giao tiếp của bạn sẽ năng động và linh hoạt hơn.

Chúc các bạn thành công!

http://www.tienganhvui.com/ )

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Nữ du học sinh Việt nói về chuyện có bạn trai Tây



Tú Linh – du học sinh Pháp 


Cô nàng du học sinh có biệt danh “nữ du học sinh có nụ cười tỏa nắng” là cựu sinh viên K48 ĐH Ngoại Thương Hà Nội. Tú Linh đang theo học hệ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế tại trường Paris 10 Nanterre, Pháp.

Cho rằng chuyện tình yêu là cảm xúc cũng là duyên số, Tú Linh tâm sự: “Trong môi trường sống ở nước ngoài, việc gặp gỡ và có tình cảm với bạn trai hay bạn gái ngoại quốc là điều dễ hiểu và bình thường.

Sự khác biệt giữa ngôn ngữ, văn hoá, suy nghĩ có thể là rào cản mà cũng có thể là điều hấp dẫn giữa hai phía. Theo mình chuyện tình cảm thì quan trọng nhất vẫn là cảm nhận của hai người, một khi đã thực sự yêu và quyết tâm đến với nhau thì vượt qua được mọi rào cản khó khăn.

Bản thân mình chưa từng có bạn trai là người nước ngoài (cái này chắc do duyên số rồi ) nhưng phải công nhận là các bạn trai tây và đặc biệt là các bạn Pháp có vẻ đẹp rất thu hút và cực kì ga-lăng nữa.
Nếu ngày nào đó gặp được một người khiến trái tim “rung rinh” thì mình sẽ không ngại thổ lộ dù anh ấy là trai Tây hay trai Việt đâu”.


Hồ Hoài Thiên Trang – du học sinh Canada

Hiện, Trang đang học tại J. Percy Page Public High School, Canada.

Thiên Trang được nhiều bạn trẻ biết đến với hình tượng một nữ sinh Đà Lạt xinh đẹp, đa tài và học giỏi.
Cô bạn được mệnh danh là “hot girl Đà Lạt” với thành tích 11 năm liền đều được đánh giá là học lực giỏi, biết chơi nhiều loại nhạc cụ: piano, guitar điện - thùng, violin, trống; khiêu vũ và tài vẽ nhân vật truyệt tranh.
Có điều kiện sinh sống, học tập ở nước ngoài từ khi còn nhỏ, nhưng cô nàng tự nhận mình vẫn có nếp suy nghĩ trọng truyền thống trong chuyện yêu.

“Những người đàn ông phương Tây thường là những người rất thân thiện, gần gũi, và thường yêu thích rất nhiều hoạt động như thể thao. Em cũng rất quý mến họ nhưng em chưa bao giờ nghĩ đến chuyện yêu họ cả. Em nghĩ nếu yêu họ thì mình chắc chắn sẽ gặp những bất đồng nhất định với nền văn hoá của họ”, Trang chia sẻ.


Vũ Phương Anh – du học sinh Thái Lan

Sinh năm 1995, Vũ Phương Anh (còn được biết với cái tên Jun Vũ), là một du học sinh  ngành Quản lý kinh doanh quốc tế, ĐH Assumption University of Thai Lan tại Bangkok. 

Anh chia sẻ : “Là một du học sinh, mình có cơ hội tiếp xúc với các luồng văn hóa cũng như con người đến từ nhiều châu lục. Mình thấy đàn ông phương Tây cũng tuyệt vời đấy chứ.

Chuyện cách biệt về lối sống, văn hóa, biên giới, màu da hẳn là những cản trở ban đầu khi yêu. Nhưng nếu tình yêu đủ lớn, đủ hiểu nhau thì mình nghĩ “Tây” hay “Ta” không còn quan trọng nữa. Thế nên, nếu hợp mình sẽ yêu thôi!”


Vy Ngọc - du học sinh Australia


Sinh năm 1995, Vy Ngọc hiện là du học sinh trường Taylors college tại Melbourne, Úc. Cô nhận được khá nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng bởi ngoại hình xinh đẹp, long lanh của mình; thậm chí một số người còn tặng cho cô những lời nhận xét có cánh khi ví Ngọc sở hữu gương mặt thanh tú không thua kém những ngôi sao Hàn Quốc. Vy Ngọc cũng là mẫu ảnh cho một số tạp chí tại thành phố Hồ Chí Minh.

Học tập ở xứ sở kangaroo, Vy Ngọc tâm sự: “Khi đi du học có cơ hội tiếp xúc với nhiều anh chàng Úc thật, nhưng em vẫn thích trai Việt hơn. Thân thiết tiếng nói tới văn hoá thì trong tình cảm vẫn dễ hơn chứ. Đàn ông Việt mình bên này cũng ga-lăng không thua kém đàn ông Tây ”.


Posted by Vina Talk

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Du học Thụy Sỹ: trường Cao Đẳng Cesar Ritz Switzerland

Giới thiệu trường:
- Cesar Ritz Colleges là một trong những trường trước nhất ở Thụy Sỹ nhận được chứng thực danh tiếng của WTO (World Tourism Organisation, l một phần của các hệ thống Liên hiệp quốc tại Marid), chứng thực Ted Qual cùng với các học viện nức danh khác của Hoa Kỳ, Châu Âu…. và là thành viên của ASEH Switzerland.
- Cesar Ritz được công nhận vị thế hàng đầu thế giới về giáo dục quản lý khách sạn, có hội sở và chi nhánh tại 3 quốc gia: Thụy Sỹ, Mỹ, Úc do đó sinh viên có thời cơ chuyển tiếp dễ dàng.
Cesar Ritz, một môi trường tập lý tưởng dành cho sinh viên với các trang thiết bị tối tân đương đại cho cả lớp lý thuyết lẫn thực hành. Các chương trình của Cesar Ritz được quốc tế công nhận được thiết kế đặc biệt nhằm phát triển kỹ năng toàn diện.
- Cesar Ritz Colleges Switzerland cam kết liên tục ngần các thời cơ phỏng vấn vịêc làm mới cho các khoá thực tập và kinh nghiệm làm việc khắp thế giới với các công ty bản địa và quốc tế thuộc ngành công nghiệp khách sạn.
Sinh viên học tại Cesar Ritz có thời cơ thực tập hưởng lương với mức lương trung bình 1500 USD /tháng.
Các chương trình của trường:
1/ Chương trình Anh ngữ: Cũng cố kỹ năng đọc - viết, cải thiện kỹ năng nói và phát triển kỹ năng học tập
- Thời gian học: 11 tuần /khóa với 20 giờ /1 tuần
- Học phí: 9.900 (CHF) / khoá
- khai học: Năm 2008: 14/01; 07/04; 14/07; 06/10
2/ Bằng cao đẳng Quản lý nhà hàng khách sạn:
a/ Cao đẳng Năm 1 (Cấp chứng chỉ điều hành Nhà hàng & Khách sạn)
- Thời gian học : 33 tuần (3 kỳ) + 6 tháng thực tập tại Thụy Sỹ
- Học phí: 13.500 CHF/ 1 k
- Yên cầu: 18 tuổi, IELTS 5.5 hay TOEFL > =500
b/ Cao đẳng Năm 2 (Cấp bằng cao đẳng quản lý Nhà hàng& Khách sạn)
- Thời gian học: 22 tuần (2 kỳ) + 6 tháng thực tập có lương (tùy chọn)
- Học phí: 13500 CHF / 1 k
3/ Cử nhân kinh dinh quốc tế Ngành Quản lý ập lịch & Khách sạn:
a/ Cử nhân năm 1 (Chứng chỉ điều hành Khách sạn & nhà hàng)
- Thời gian học: 3 kỳ (33 tuần) + 6 tháng thực tập có lương tại Thụy Sỹ.
- Học phí: 13500 CHF/ 1 k
b/ Cử nhân năm 2 (Bằng cao đẳng quản lý nhà hàng & Khách sạn)
- Thời gian học: 22 tuần (2 kỳ) + 6 thực tập có lương (tùy chọn)
- Học phí: 13500 CHF /1 kỳ
c/ Cử nhân năm 3 (Cử nhân kinh dinh quốc tế ngành Quản lý ập lịch & Khách sạn).
- Thời gian học: 33 tuần (3 kỳ) + 6 tháng thực tập có lương (tùy chọn)
- Học phí: 13500 CHF / 1 k
- đề nghị: Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, tiếng Anh TOEFL >= 500 hoặc IELTS 5.5
4/ Bằng Cao đẳng Nghệ thuật ẩm thực - Thụy Sỹ:
a/ Cao đẳng năm 1: (Chứng chỉ cao cấp về nghệ thuật ẩm thuật)
- Thời gian học : 33 tuần (3 kỳ)
- Học phí: 13500 CHF / 1 k
b/ Cao đẳng năm 2: (Bằng cao đẳng nghệ thuật ẩm thực)
- Thời gian học: 22 tuần (2 kỳ)
- Học phí: 13500 CHF / 1 k
- đề nghị: 18 tuổi trở lên, IELTS 5.5 hoặc TOEFL 500.
Học phí đã bao gồm chi phí ăn ở, phí xin giấy phép tạm cư và đóng thuế tạm cư. Sinh viên sẽ ở phòng đôi nội trú toàn phần (Thứ Hai đến Chủ Nhật). Tiện nghi của phòng ở sinh viên: Phòng tắm riêng, Line điện thoại, Tủ lạnh, Tivi, Wireless LAN... Ngoài ra sinh viên còn được dùng phòng thể dục, dự câu lạc bộ sinh viên…
Các phí phải đóng khác:
chi phí du học Thụy Sỹ tài khoản: 3000 CHF (Sách vở, đồng phục, truy cập internet ; Bảo hiểm y tế và tai nạn). Ngay sau khi đến Cesar Ritz, phí mở tài khoản 3000 CHF đã thanh toán khi đăng ký sẽ được chuyển thành phí đặt cọc.
Đặc biệt: Học bổng từ 500 CHF đến 2000 CHF cho một kỳ học
Chương trình học bổng: trường vận dụng chính sách học bổng cho ba học kỳ rốt cuộc ở bậc cử nhân dành cho các sinh viên nào hoàn thành ba học kỳ ở bậc cao đẳng tại Cesar Ritz căn cứ vào điểm trung bình cuối học kỳ CGPA